Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và nhà văn Thiên Sơn. |
Không biểu lộ vẻ gì là một con người hiện đại nhưng thơ Nguyễn Quang Thiều lại hết sức mới mẻ, lạ lẫm khiến bao người phải trăn trở, kinh ngạc.
Nguyễn Quang Thiều có lần đã tự nói về mình: “Tôi làm thơ thì bị ai đó chê; làm nông dân thì không biết cày. Trước kia ai nói có người thích tôi, có thể tôi tin, nay thì không, râu bạc hết, già rồi. Đàn ông quyến rũ là người trí tuệ và dũng cảm. Mỗi thứ tôi chỉ có một nửa. Một nửa quyến rũ không phải là quyến rũ”. Hẳn là con người phải có bản lĩnh và công lực thâm hậu mới có thể có những lời bình thản như thế.
Thơ anh, và cả con người anh nữa, có cái gì vừa bí ẩn, vừa cuốn hút khiến tôi luôn tò mò. Và lúc này thì tôi đang ngồi trong một căn phòng tĩnh lặng đối diện với anh. Đôi mắt mở to, đằm lặng và đen thẳm anh nhìn tôi, giọng trầm trầm: “Tôi là người sống lẫn lộn, với những giấc mơ và sự kỳ dị bên cạnh cậu ạ”. Câu chuyện của chúng tôi đã bắt đầu một cách tự nhiên như thế. Sự thực, khi tiếp xúc với anh tôi không thể nào hết ngỡ ngàng bởi nét giản dị và sự chân thành. Không biểu lộ vẻ gì là một con người hiện đại, thậm chí trông anh còn có phần cũ kỹ, cổ xưa. Vậy mà, con người ấy đã viết nên những bài thơ hết sức mới mẻ, lạ lẫm khiến cho biết bao người phải trăn trở, kinh ngạc. “Có thể văn bản để lại không được như ý muốn, nhưng khi tôi viết thì đó là thời khắc tôi tự do nhất để đi đến tận cùng giấc mơ của mình. Lúc tôi viết tôi đẹp đẽ và hạnh phúc biết nhường nào”…
Trong suy nghĩ của tôi, thơ Nguyễn Quang Thiều là một dấu hỏi treo lơ lửng trong làng văn đã 20 năm nay. Khi tập thơ Sự mất ngủ của lửa ra đời và sau đó được trao giải của Hội nhà văn Việt Nam (1993), nó thực sự tạo ra sự phân hóa với nhiều quan điểm khác nhau. Và đến tận bây giờ, sự bỡ ngỡ đó vẫn còn chưa hết. Còn lâu mới hết. Tôi thuộc thế hệ sau anh. Điều may mắn của tôi là được sống trong một thời đại mà gần như cả dân tộc đang làm một cuộc lột xác, tự vượt lên trên những định kiến cũ để xác lập những giá trị mới. Đó là một thời đại đau đớn và bấp bênh khiến nhiều người bỗng thấy bơ vơ khi những giá trị cũ bỗng bị tan biến và cái mới thì xiết bao xa lạ, bí hiểm, luôn thay hình đổi dạng. Trong văn chương, có thể nói đã có từng trận bão lớn cuốn xoáy và hình thành những dòng chảy mới.
Thơ là nơi đã diễn ra những xung động dữ dội và sâu xa nhất vì ở đó hàm chứa sự va đập các giá trị, các quan điểm thẩm mỹ, cả sự va đập của tâm linh, tiềm thức cũng như ngôn ngữ. Nguyễn Quang Thiều là nhà tiên phong khởi đầu một dòng chảy mới trong thơ. Thực ra, đổi mới là một nhu cầu mạnh mẽ, tất yếu của lịch sử. Và mỗi nhà thơ đích thực bao giờ cũng hàm chứa những nhân tố mới. Đổi mới trong thơ Việt sau cách mạng tháng Tám cũng có nhiều hình vẻ. Bên cạnh cái dòng chảy chính thống với những bậc danh tài được khẳng định, đã có người vượt thoát để hình thành một quỹ đạo riêng như Văn Cao, Lê Đạt, Trần Dần, Việt Phương, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn Bình Phương… Nói vậy để thấy, đổi mới thơ để hình thành ra nền thơ hiện đại hôm nay không chỉ có Nguyễn Quang Thiều. Trước anh đã có. Sau anh, một thế hệ trẻ hình thành với những tài năng độc đáo như Lãng Thanh, Vi Thùy Linh, Trịnh Sơn… đã bắt đầu khẳng định mình.
Nhưng Nguyễn Quang Thiều là một “hộp đen” để chúng ta giải mã những vấn đề của thơ Việt hôm nay. Và nói như nhà văn Đông La “Hiện tượng thơ Nguyễn Quang Thiều có lẽ là một hiện tượng phức tạp nhất từ trước tới nay”. Vâng, đúng thế, rất phức tạp và khó khăn nếu muốn giải mã những bí ẩn trong thơ anh, nhưng đó cũng là một cuộc thám hiểm đầy bất ngờ và thú vị.
Tuyển thơ lần thứ nhất của Nguyễn Quang Thiều mang tên Châu thổ tập hợp 144 bài thơ do anh sáng tác trong gần 30 năm. Có thể nói tập thơ này đã chứa đựng hầu hết những thành tựu thơ của anh cho đến nay. Đọc từ những bài đầu tiên được viết trước khi Nguyễn Quang Thiều đi học ở Cu Ba và chưa ảnh hưởng chút gì văn hoá Mỹ La Tinh, ta đã thấy nó mới mẻ, và nhất quán với cả một rừng thơ anh viết sau này. Vẫn cái tâm thức hướng thượng, vẫn chất giản dị không một chút màu mè, vẫn sự quyến rũ từ một nội lực cảm xúc chân thành. Có cảm giác như Nguyễn Quang Thiều là một tài năng bẩm sinh. Càng về sau thơ anh càng trở nên rậm rạp, phong phú và nhiều bí ẩn. Nhưng trong mỗi câu từ, trong mỗi hình ảnh đều mách bảo ta, nguồn gốc thơ Nguyễn Quang Thiều không phải là sự du nhập từ cõi xa lạ nào. Thơ anh sinh ra từ những dòng nham thạch nóng bỏng, ngổn ngang, hỗn độn của tâm linh. Nó phá bỏ cái khuôn thức thường thấy và mang một tiềm thức khác, hoặc một tiềm thức bị khuất lấp đã quá lâu đến mức người ta có cảm giác ngỡ ngàng.
Anh tỏ ra chiêm nghiệm: “Tôi cho rằng quá trình sáng tạo trong thơ là quá trình phục hồi ký ức, phục hồi những phần sống từ những kiếp trước của chúng ta. Khi viết tôi chỉ dựa vào trực giác bên trong của mình.” Biết ngoài việc làm thơ, anh còn một nhà báo danh tiếng, tôi hỏi Nguyễn Quang Thiều: “Khi làm báo, anh có thể bắt người đọc phải quan tâm đến tờ báo, với lối viết cuốn hút. Sao trong thơ anh lại chọn một lối thơ khó đọc và khó hiểu?” Nguyễn Quang Thiều nói tiếp: “Tôi muốn thơ là nơi mình được biểu lộ chính mình. Nơi ấy tôi được thả lòng mình, giống như một buổi chiều không có việc gì làm, tôi đã đi ra cánh đồng, đi mãi từ cánh đồng này sang cánh đồng khác và khi quay lại lạc mất lối về…”
Trước sau anh vẫn chỉ muốn là một người nhà quê.
Nguyễn Quang Thiều gắn bó với quê hương một cách kỳ lạ. Anh sinh ra ở xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, Hà Tây, nơi gắn liền với dòng sông Đáy, với làng quê buồn nghèo và hồn hậu, nơi chứa đầy những huyền thoại, những nghi lễ, những tù túng và huyễn hoặc. Anh hay nhắc đến ký ức về bà nội bị liệt phải nằm bất động trong một góc nhà. Bà nằm đó, mà kể cho anh nghe những câu chuyện tưởng tượng, những ký ức huyền hoặc nhuốm màu ma quái… Và chính những điều đó, đã gieo vào tuổi thơ anh những cảm thức khác lạ. Trở thành một hành trang trong tư duy sáng tạo sau này.
Chưa đến 20 tuổi, rời quê, Nguyễn Quang Thiều ra Hà Nội, học ở một trường văn hóa và ngoại ngữ của ngành công an. Rồi đi làm. Mỗi đêm trực ban anh lại ngồi đọc thơ. Tình yêu thơ kỳ lạ đã thôi thúc anh đọc đến thuộc làu thơ của hàng trăm nhà thơ. Và anh bắt đầu làm thơ như một sự đòi hỏi của vô thức, của bản năng. Đó là những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước. Ngày ấy anh đâu giám nghĩ mình sẽ trở thành một nhà thơ… Nhưng rồi những bài thơ ra đời ngày một nhiều, anh tập hợp lại thành tập thơ Ngôi nhà tuổi 17. Đó là những cảm xúc đẹp đẽ, trong sáng buổi ban đầu, nhưng sau khi tập thơ ra đời, Nguyễn Quang Thiều nhanh chóng nhận ra, hình như trong giọng thơ của mình có lẫn với giọng một ai đó. Anh không bằng lòng với mình và lại trăn trở, hùi hụi viết.
Tập thơ thứ 2 Sự mất ngủ của lửa ra đời sau đó không lâu… Với tập thơ này Nguyễn Quang Thiều đã lần đầu tiên mang đến một thứ thơ khác, một thứ thơ khởi phát từ nội lực mạnh mẽ chất chứa những trầm tích bí mật, những huyền thoại bị vùi lấp, những gấp khúc của tư duy và sự hoang thẳm của những cơn mơ... Tựa như một cảnh giới kỳ dị, vừa ảo huyền, sương khói, vừa mộng mị lại vừa trần trụi, bộn bừa, không màu mè; vừa đơn sơ, vừa quen thuộc lại vừa ẩn chứa vẻ xa lạ…
Nguyễn Quang Thiều bảo, thật oan cho anh nếu nghĩ rằng anh cố tình du nhập vào trong nước một lối thơ nào đó ở nước ngoài. Không. Không phải vậy đâu. Hồi viết Sự mất ngủ của lửa anh viết gần như bằng bản năng. Một cái gì hoang sơ và thẳm sâu réo gọi, thôi thúc anh cầm bút. Và đó là những dòng thơ tuôn chảy từ trong tâm hồn, từ cội nguồn của tâm tư, từ mạch ngầm của ký ức bao đời dồn tụ lại. Dù có năm năm học ở Cu Ba, nhưng Nguyễn Quang Thiều kể, anh chỉ được học tiếng Tây Ban Nha, tiếng Anh và những tác phẩm kinh điển của thế giới. Lúc ấy anh không hiểu nhiều văn học hiện đại của Mỹ La Tinh và cũng chưa có một ý thức đầy đủ về sứ mệnh đổi mới trong thơ hiện đại. Với anh, làm thơ lúc ấy thật hồn nhiên và nó như một nhu cầu tự thân nhằm giải thoát mình.
Và như một định mệnh, Nguyễn Quang Thiều đã dấn thân vào con đường lẻ loi của thơ ca hồi bấy giờ. Sau cái giải thưởng vinh quang của Hội nhà văn, anh gặp không ít sự đắng đót. Những năm 1994-1995 đã bùng lên một cuộc tranh luận về thơ kéo dài và dữ dội. Nhiều người không hiểu Nguyễn Quang Thiều… Bây giờ thì anh nhìn nhận điều đó thật bình tĩnh. Anh tâm sự: “Trong tôi có quá nhiều điều khó hiểu. Đến cả bố mẹ tôi cũng không hiểu tôi, những người thân khác cũng không hiểu thì đồng nghiệp không hiểu cũng là chuyện bình thường”. Và anh đã đón nhận tất cả mọi khen chê để rồi vượt qua nó mà tiếp tục sáng tác. Nguyễn Quang Thiều cho rằng những sự khen chê trong từng ấy năm không ảnh hưởng nhiều đến sáng tác của anh. Khi sáng tác là khi anh đối diện với chính mình, với tiềm thức, với những ước vọng và nỗi đau, với những cơn mơ và sự đơn độc của cõi lòng mình.
Sau khi học 5 năm ở Cu Ba từ 1984-1989, anh về nước và công tác ở Bộ Công An. Vì những lần tham gia phiên dịch cho Hội nhà văn, anh được các nhà văn lãnh đạo Hội để ý. Đầu những năm 1990 anh được nhà văn Hữu Mai sang bộ Công An xin về công tác ở Hội nhà văn Việt Nam. Lẽ ra anh được bố trí làm ở bộ phận đối ngoại, nhưng anh lại thích làm báo. Đó cũng là lý do anh gắn bó với báo Văn nghệ một thời gian dài trước khi chuyển sang công tác ở Vietnamnet. Khi anh ở Văn nghệ, phụ trách tờ Văn nghệ trẻ nổi tiếng với nhiều chuyên đề gây tiếng vang, nhiều bài gây ấn tượng cho bạn đọc, tia ra luôn ở mức cao. Nhưng rồi cũng có chuyện này, chuyện khác xảy ra, nên cuối cùng anh đành rời bỏ tờ báo này dù lòng vẫn còn gắn bó và luôn mong muốn có một tờ báo văn chương sống động, phong phú phản ánh kịp thời những biểu hiện đầy gai góc, phức tạp, sôi động của đời sống và của nền văn học.
Nguyễn Quang Thiều có lần đã tự nói về mình: “Tôi làm thơ thì bị ai đó chê; làm nông dân thì không biết cày. Trước kia ai nói có người thích tôi, có thể tôi tin, nay thì không, râu bạc hết, già rồi. Đàn ông quyến rũ là người trí tuệ và dũng cảm. Mỗi thứ tôi chỉ có một nửa. Một nửa quyến rũ không phải là quyến rũ”. Hẳn là con người phải có bản lĩnh và công lực thâm hậu mới có thể có những lời bình thản như thế.
Thơ anh, và cả con người anh nữa, có cái gì vừa bí ẩn, vừa cuốn hút khiến tôi luôn tò mò. Và lúc này thì tôi đang ngồi trong một căn phòng tĩnh lặng đối diện với anh. Đôi mắt mở to, đằm lặng và đen thẳm anh nhìn tôi, giọng trầm trầm: “Tôi là người sống lẫn lộn, với những giấc mơ và sự kỳ dị bên cạnh cậu ạ”. Câu chuyện của chúng tôi đã bắt đầu một cách tự nhiên như thế. Sự thực, khi tiếp xúc với anh tôi không thể nào hết ngỡ ngàng bởi nét giản dị và sự chân thành. Không biểu lộ vẻ gì là một con người hiện đại, thậm chí trông anh còn có phần cũ kỹ, cổ xưa. Vậy mà, con người ấy đã viết nên những bài thơ hết sức mới mẻ, lạ lẫm khiến cho biết bao người phải trăn trở, kinh ngạc. “Có thể văn bản để lại không được như ý muốn, nhưng khi tôi viết thì đó là thời khắc tôi tự do nhất để đi đến tận cùng giấc mơ của mình. Lúc tôi viết tôi đẹp đẽ và hạnh phúc biết nhường nào”…
Trong suy nghĩ của tôi, thơ Nguyễn Quang Thiều là một dấu hỏi treo lơ lửng trong làng văn đã 20 năm nay. Khi tập thơ Sự mất ngủ của lửa ra đời và sau đó được trao giải của Hội nhà văn Việt Nam (1993), nó thực sự tạo ra sự phân hóa với nhiều quan điểm khác nhau. Và đến tận bây giờ, sự bỡ ngỡ đó vẫn còn chưa hết. Còn lâu mới hết. Tôi thuộc thế hệ sau anh. Điều may mắn của tôi là được sống trong một thời đại mà gần như cả dân tộc đang làm một cuộc lột xác, tự vượt lên trên những định kiến cũ để xác lập những giá trị mới. Đó là một thời đại đau đớn và bấp bênh khiến nhiều người bỗng thấy bơ vơ khi những giá trị cũ bỗng bị tan biến và cái mới thì xiết bao xa lạ, bí hiểm, luôn thay hình đổi dạng. Trong văn chương, có thể nói đã có từng trận bão lớn cuốn xoáy và hình thành những dòng chảy mới.
Thơ là nơi đã diễn ra những xung động dữ dội và sâu xa nhất vì ở đó hàm chứa sự va đập các giá trị, các quan điểm thẩm mỹ, cả sự va đập của tâm linh, tiềm thức cũng như ngôn ngữ. Nguyễn Quang Thiều là nhà tiên phong khởi đầu một dòng chảy mới trong thơ. Thực ra, đổi mới là một nhu cầu mạnh mẽ, tất yếu của lịch sử. Và mỗi nhà thơ đích thực bao giờ cũng hàm chứa những nhân tố mới. Đổi mới trong thơ Việt sau cách mạng tháng Tám cũng có nhiều hình vẻ. Bên cạnh cái dòng chảy chính thống với những bậc danh tài được khẳng định, đã có người vượt thoát để hình thành một quỹ đạo riêng như Văn Cao, Lê Đạt, Trần Dần, Việt Phương, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn Bình Phương… Nói vậy để thấy, đổi mới thơ để hình thành ra nền thơ hiện đại hôm nay không chỉ có Nguyễn Quang Thiều. Trước anh đã có. Sau anh, một thế hệ trẻ hình thành với những tài năng độc đáo như Lãng Thanh, Vi Thùy Linh, Trịnh Sơn… đã bắt đầu khẳng định mình.
Nhưng Nguyễn Quang Thiều là một “hộp đen” để chúng ta giải mã những vấn đề của thơ Việt hôm nay. Và nói như nhà văn Đông La “Hiện tượng thơ Nguyễn Quang Thiều có lẽ là một hiện tượng phức tạp nhất từ trước tới nay”. Vâng, đúng thế, rất phức tạp và khó khăn nếu muốn giải mã những bí ẩn trong thơ anh, nhưng đó cũng là một cuộc thám hiểm đầy bất ngờ và thú vị.
Tuyển thơ lần thứ nhất của Nguyễn Quang Thiều mang tên Châu thổ tập hợp 144 bài thơ do anh sáng tác trong gần 30 năm. Có thể nói tập thơ này đã chứa đựng hầu hết những thành tựu thơ của anh cho đến nay. Đọc từ những bài đầu tiên được viết trước khi Nguyễn Quang Thiều đi học ở Cu Ba và chưa ảnh hưởng chút gì văn hoá Mỹ La Tinh, ta đã thấy nó mới mẻ, và nhất quán với cả một rừng thơ anh viết sau này. Vẫn cái tâm thức hướng thượng, vẫn chất giản dị không một chút màu mè, vẫn sự quyến rũ từ một nội lực cảm xúc chân thành. Có cảm giác như Nguyễn Quang Thiều là một tài năng bẩm sinh. Càng về sau thơ anh càng trở nên rậm rạp, phong phú và nhiều bí ẩn. Nhưng trong mỗi câu từ, trong mỗi hình ảnh đều mách bảo ta, nguồn gốc thơ Nguyễn Quang Thiều không phải là sự du nhập từ cõi xa lạ nào. Thơ anh sinh ra từ những dòng nham thạch nóng bỏng, ngổn ngang, hỗn độn của tâm linh. Nó phá bỏ cái khuôn thức thường thấy và mang một tiềm thức khác, hoặc một tiềm thức bị khuất lấp đã quá lâu đến mức người ta có cảm giác ngỡ ngàng.
Anh tỏ ra chiêm nghiệm: “Tôi cho rằng quá trình sáng tạo trong thơ là quá trình phục hồi ký ức, phục hồi những phần sống từ những kiếp trước của chúng ta. Khi viết tôi chỉ dựa vào trực giác bên trong của mình.” Biết ngoài việc làm thơ, anh còn một nhà báo danh tiếng, tôi hỏi Nguyễn Quang Thiều: “Khi làm báo, anh có thể bắt người đọc phải quan tâm đến tờ báo, với lối viết cuốn hút. Sao trong thơ anh lại chọn một lối thơ khó đọc và khó hiểu?” Nguyễn Quang Thiều nói tiếp: “Tôi muốn thơ là nơi mình được biểu lộ chính mình. Nơi ấy tôi được thả lòng mình, giống như một buổi chiều không có việc gì làm, tôi đã đi ra cánh đồng, đi mãi từ cánh đồng này sang cánh đồng khác và khi quay lại lạc mất lối về…”
Trước sau anh vẫn chỉ muốn là một người nhà quê.
Nguyễn Quang Thiều gắn bó với quê hương một cách kỳ lạ. Anh sinh ra ở xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, Hà Tây, nơi gắn liền với dòng sông Đáy, với làng quê buồn nghèo và hồn hậu, nơi chứa đầy những huyền thoại, những nghi lễ, những tù túng và huyễn hoặc. Anh hay nhắc đến ký ức về bà nội bị liệt phải nằm bất động trong một góc nhà. Bà nằm đó, mà kể cho anh nghe những câu chuyện tưởng tượng, những ký ức huyền hoặc nhuốm màu ma quái… Và chính những điều đó, đã gieo vào tuổi thơ anh những cảm thức khác lạ. Trở thành một hành trang trong tư duy sáng tạo sau này.
Chưa đến 20 tuổi, rời quê, Nguyễn Quang Thiều ra Hà Nội, học ở một trường văn hóa và ngoại ngữ của ngành công an. Rồi đi làm. Mỗi đêm trực ban anh lại ngồi đọc thơ. Tình yêu thơ kỳ lạ đã thôi thúc anh đọc đến thuộc làu thơ của hàng trăm nhà thơ. Và anh bắt đầu làm thơ như một sự đòi hỏi của vô thức, của bản năng. Đó là những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước. Ngày ấy anh đâu giám nghĩ mình sẽ trở thành một nhà thơ… Nhưng rồi những bài thơ ra đời ngày một nhiều, anh tập hợp lại thành tập thơ Ngôi nhà tuổi 17. Đó là những cảm xúc đẹp đẽ, trong sáng buổi ban đầu, nhưng sau khi tập thơ ra đời, Nguyễn Quang Thiều nhanh chóng nhận ra, hình như trong giọng thơ của mình có lẫn với giọng một ai đó. Anh không bằng lòng với mình và lại trăn trở, hùi hụi viết.
Tập thơ thứ 2 Sự mất ngủ của lửa ra đời sau đó không lâu… Với tập thơ này Nguyễn Quang Thiều đã lần đầu tiên mang đến một thứ thơ khác, một thứ thơ khởi phát từ nội lực mạnh mẽ chất chứa những trầm tích bí mật, những huyền thoại bị vùi lấp, những gấp khúc của tư duy và sự hoang thẳm của những cơn mơ... Tựa như một cảnh giới kỳ dị, vừa ảo huyền, sương khói, vừa mộng mị lại vừa trần trụi, bộn bừa, không màu mè; vừa đơn sơ, vừa quen thuộc lại vừa ẩn chứa vẻ xa lạ…
Nguyễn Quang Thiều bảo, thật oan cho anh nếu nghĩ rằng anh cố tình du nhập vào trong nước một lối thơ nào đó ở nước ngoài. Không. Không phải vậy đâu. Hồi viết Sự mất ngủ của lửa anh viết gần như bằng bản năng. Một cái gì hoang sơ và thẳm sâu réo gọi, thôi thúc anh cầm bút. Và đó là những dòng thơ tuôn chảy từ trong tâm hồn, từ cội nguồn của tâm tư, từ mạch ngầm của ký ức bao đời dồn tụ lại. Dù có năm năm học ở Cu Ba, nhưng Nguyễn Quang Thiều kể, anh chỉ được học tiếng Tây Ban Nha, tiếng Anh và những tác phẩm kinh điển của thế giới. Lúc ấy anh không hiểu nhiều văn học hiện đại của Mỹ La Tinh và cũng chưa có một ý thức đầy đủ về sứ mệnh đổi mới trong thơ hiện đại. Với anh, làm thơ lúc ấy thật hồn nhiên và nó như một nhu cầu tự thân nhằm giải thoát mình.
Và như một định mệnh, Nguyễn Quang Thiều đã dấn thân vào con đường lẻ loi của thơ ca hồi bấy giờ. Sau cái giải thưởng vinh quang của Hội nhà văn, anh gặp không ít sự đắng đót. Những năm 1994-1995 đã bùng lên một cuộc tranh luận về thơ kéo dài và dữ dội. Nhiều người không hiểu Nguyễn Quang Thiều… Bây giờ thì anh nhìn nhận điều đó thật bình tĩnh. Anh tâm sự: “Trong tôi có quá nhiều điều khó hiểu. Đến cả bố mẹ tôi cũng không hiểu tôi, những người thân khác cũng không hiểu thì đồng nghiệp không hiểu cũng là chuyện bình thường”. Và anh đã đón nhận tất cả mọi khen chê để rồi vượt qua nó mà tiếp tục sáng tác. Nguyễn Quang Thiều cho rằng những sự khen chê trong từng ấy năm không ảnh hưởng nhiều đến sáng tác của anh. Khi sáng tác là khi anh đối diện với chính mình, với tiềm thức, với những ước vọng và nỗi đau, với những cơn mơ và sự đơn độc của cõi lòng mình.
Sau khi học 5 năm ở Cu Ba từ 1984-1989, anh về nước và công tác ở Bộ Công An. Vì những lần tham gia phiên dịch cho Hội nhà văn, anh được các nhà văn lãnh đạo Hội để ý. Đầu những năm 1990 anh được nhà văn Hữu Mai sang bộ Công An xin về công tác ở Hội nhà văn Việt Nam. Lẽ ra anh được bố trí làm ở bộ phận đối ngoại, nhưng anh lại thích làm báo. Đó cũng là lý do anh gắn bó với báo Văn nghệ một thời gian dài trước khi chuyển sang công tác ở Vietnamnet. Khi anh ở Văn nghệ, phụ trách tờ Văn nghệ trẻ nổi tiếng với nhiều chuyên đề gây tiếng vang, nhiều bài gây ấn tượng cho bạn đọc, tia ra luôn ở mức cao. Nhưng rồi cũng có chuyện này, chuyện khác xảy ra, nên cuối cùng anh đành rời bỏ tờ báo này dù lòng vẫn còn gắn bó và luôn mong muốn có một tờ báo văn chương sống động, phong phú phản ánh kịp thời những biểu hiện đầy gai góc, phức tạp, sôi động của đời sống và của nền văn học.
Sự nghiệp báo chí của Nguyễn Quang Thiều còn được đánh dấu bởi việc đã giúp nhà văn Hữu Ước sáng lập ra tờ An Ninh thế giới Cuối tháng vào giữa thập niên chín mươi thế kỷ trước. Tờ báo ấy trong khoảng 10 năm liền luôn giữ một lượng ấn bản trong top đầu các báo lớn trong nước. Và mấy năm gần đây, anh cũng là người tham gia sáng lập và thực hiện tờ Cảnh sát toàn cầu được đông đảo bạn đọc quan tâm. Không dừng lại ở đó, mới đây, anh tham gia sáng lập tờ Nghệ thuật mới, một tờ báo ngay từ buổi đầu đã có lượng ấn bản ấn tượng hơn bất kỳ một tờ báo văn học nào khác.
Là người viết nhiều thể loại, những năm qua trên báo chí, đã xuất hiện khoảng trên 300 bài ký, phóng sự, nghị luận, tản văn của Nguyễn Quang Thiều. Anh cũng viết nhiều kịch bản phim, vẽ tranh và tiểu thuyết, truyện ngắn… Hiện anh đã xuất bản 10 tâp thơ, 16 tập văn xuôi, 3 tập sách dịch.
Ngoài thơ, có lẽ ở thể loại truyện ngắn anh gây được nhiều ấn tượng hơn cả. Truyện ngắn của anh hấp dẫn bởi chất thơ, bởi những chi tiết độc đáo và cả sắc màu kỳ ảo, chiều sâu nhân văn và triết lý. Anh thường tạo được những chi tiết đắt đầy bất ngờ cuối mỗi truyện, gây được ấn tượng sau mỗi cái kết. Với một người chuyên viết văn xuôi, nếu vươn đến tầm truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều chắc hẳn đã là một sự nghiệp vinh quang. Dù vậy, khi nói về truyện ngắn của mình anh vẫn chỉ nhận mình là “người kể chuyện” với những câu chuyện có cốt truyện mạch lạc, đề cập những vấn đề rất thực của đời sống con người, chứ không hẳn là người sáng tạo trong hình thức kể chuyện.
Tất cả bùng nổ của Nguyễn Quang Thiều là ở thơ của anh.
Đó là phần tinh túy nhất, thành công nhất, lạ lùng nhất ở con người sáng tạo của Nguyễn Quang Thiều.
Thơ Nguyễn Quang Thiều tác động đến người đọc theo một cách rất khác so với thơ ca truyền thống. Bí mật quan trọng nằm ở đây. Nguyễn Quang Thiều kể: Một lần, một cô giáo cấp hai ở nông thôn được anh tặng thơ. Không lâu sau, anh nhận được thư của cô giáo đó nói rằng, cô có cảm giác như tập thơ đã làm bung vỡ con người cũ của cô, nhào nặn lại tâm tư và suy nghĩ của cô, mở ra những cánh cửa bí mật trong tâm hồn cô… Tôi chia sẻ với Nguyễn Quang Thiều một cảm giác tương tự như thế khi tiếp cận với thơ anh. Cơ chế tác động của thơ ca truyền thống bao gồm việc trình bày một thông điệp thông qua những hình tượng thơ và gây ấn tượng bằng thủ pháp ngôn ngữ, từ đó, cuốn hút người đọc tìm hiểu bài thơ và qua việc hiểu bài thơ dần liên tưởng đến cuộc đời. Ở thơ Nguyễn Quang Thiều, công đoạn này đã được rút gọn. Cảm giác như thơ Nguyễn Quang Thiều là một thứ hóa chất, ngay lập tức khi tiếp xúc với nó, người đọc đã phải trăn trở, vật vã với những ngẫm suy miên man không dứt. Những câu thơ, tứ thơ cứ bám riết lấy từng nơ ron thần kinh mà tác động trực tiếp vào nó. Vậy nên, thậm chí người đọc không cần hiểu hết điều Nguyễn Quang Thiều nói trong thơ mà hiệu quả của những bài thơ ấy vẫn có. Nguyễn Quang Thiều chủ trương một lối thơ mà với mỗi người đọc, tùy theo cảm nhận và trình độ, sẽ hình thành trong họ “một văn bản khác”. Anh bảo, đấy mới là đích đến của anh.
Một nhà thơ phương Tây đã nói đại ý rằng Nguyễn Quang Thiều là một nhà thơ đích thực “vì không ai biết trước trong mỗi bài thơ anh sẽ đưa người đọc đến đâu và điều gì sẽ diễn ra ngay tức thì”. Có vẻ như mỗi chữ với Nguyễn Quang Thiều đều hàm chứa một bí mật. Cả bài thơ là một thế giới với những cánh cửa bí ẩn đóng kín không biết đâu mà dò. Đặc điểm này nảy sinh từ việc các ý tưởng rất khác nhau, biên độ của tưởng tượng được mở rất rộng giữa những câu thơ đặt cạnh nhau. Và vì thế, để đi từ câu thơ này sang câu thơ khác, người đọc phải dò dẫm qua những khoảng mờ, những khúc gãy.
Về trường thẩm mĩ, thơ Nguyễn Quang Thiều phức tạp. Người ta thấy rõ trong thơ anh cả những cái đẹp thuần khiết, cả sự giản dị đến lạ thường, và có cả những yếu tố kỳ dị, đôi khi kinh rợn. Thơ Nguyễn Quang Thiều khiến người ta cảm giác như một thứ quặng phức hơp, trộn lẫn những yếu tố nguyên thủy và sự lẫn lộn của tiềm thức. Trong nhiều trường hợp Nguyễn Quang Thiều cố tình gạn lọc cái đẹp trong sự rạn vỡ, hao khuyết, tật nguyền, trong những phế tích và sự hoang dại.
Ở cấp độ ngôn ngữ, Nguyễn Quang Thiều đã tạo nên một sự pha trộn ngoạn mục giữa ngôn ngữ thi ca truyền thống với vần luật, thang âm, tính ước lệ và ngôn ngữ văn xuôi. Câu thơ của Nguyễn Quang Thiều vì thế được kéo giãn, có thể uốn lượn, gấp khúc và ôm vào nó nhiều yếu tố liệt kê, kể lể. Thơ Nguyễn Quang Thiều vì thế hợp với đọc bằng mắt hơn là lối ngâm đọc truyền thống. Tính diễn xướng, sự ước lệ bị tước bỏ làm cho thơ có thể diễn đạt được những nội dung đời thường hơn và phong phú hơn.
Từ vô thức đến ý thức… Nguyễn Quang Thiều như được sinh ra để ngập chìm trong dòng chảy cuộn xiết gập ghềnh của dòng thơ hiện đại. Sau sự bừng lóe của tài năng bẩm sinh là hành trình tìm kiếm không ngừng và khổ cực. Tôi hiểu, Nguyễn Quang Thiều là người cô đơn. Cái thế giới tâm hồn anh, cái thế giới thơ anh không dễ bước vào. Vậy nên, anh vẫn thường lắng tai nghe một tiếng nói chân thành, mở hồn đón đợi những tiếng vọng của yêu thương, đồng điệu.
“Tôi có một cảm giác rất lạ… Đó là sự gắn bó với những ngôi mộ của những người thân đã mất. Năm nào tôi cũng về quê và đưa những đứa con tôi đi thăm mộ ông bà…” Nguyễn Quang Thiều có cảm nhận rất rõ mối tương liên giữa người sống với người đã chết, sự gắn kết huyền bí của tâm linh giữa thế hệ này với thế hệ khác. Anh cũng cảm nhận rõ sự đồng điệu sâu xa của con người với linh hồn của đồng quê, xứ sở.
Hiện Nguyễn Quang Thiều sống ở Hà Đông. Vợ anh công tác ở sở văn hóa thể thao du lịch Hà Nội. Bây giờ thì hai người con của anh đã lớn, không theo nghiệp văn chương như bố mẹ. Con trai Quang Thuật (1985) sau khi học Khí tượng Thủy văn, sang Mỹ học tiếp ĐH Công nghệ thông tin. Còn cô bé Tuyết Ngân (1989) học ĐH Công nghệ môi trường tại Ohio (Mỹ). Hàng tuần anh vẫn về quê thăm người thân và hàng xóm, trở lại ngôi nhà xưa anh đã sinh ra với biết bao kỷ niệm. Mỗi khi các con về, cả gia đình lại đưa nhau về quê. Ngày dỗ chạp, lễ tết thì đi viếng mộ ông bà, chia sẻ với người nghèo trong làng, trong họ tộc. Nếp sinh hoạt ấy Nguyễn Quang Thiều giữ mãi qua năm tháng.
Xuất phát từ cội nguồn, từ những tín ngưỡng, từ phong tục, từ những hỗn mang văn hóa Nguyễn Quang Thiều đã gặp được sự đồng điệu ở những chân trời xa. Thơ và truyện của anh đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, được giới thiệu ở Mỹ, Úc, Pháp, Nhật Bản, Venezuela, Colombia, Đài Loan, Thái Lan, Indonesia... Nhiều nhà văn có danh tiếng đã đánh giá cao tài năng độc đáo của Nguyễn Quang Thiều.
Dù bận nhiều, nhưng Nguyễn Quang Thiều vẫn tiếp tục viết và viết rất sung sức. Anh bảo anh có tập thơ văn xuôi mang tên “Ghi chép về một thành phố đã mất” tái hiện những ký ức về quê hương trải qua những thăng biến hiểm nghèo trong những tháng năm qua. Anh cũng đang hoàn thiện tập trường ca “Lò mổ” gửi gắm nhiều ngẫm suy về nhân sinh và nghịch lý của kiếp người.
Sự nghiệp của Nguyễn Quang Thiều tựa như một cột mốc. Sự xuất hiện của anh trên thi đàn đã đánh dấu một dòng chảy mới của thơ hiện đại ngày một lan rộng và kéo dài. Bên cạnh lối thơ truyền thống, dòng chảy mới này làm cho thơ Việt thêm phong phú và sinh động hơn, sâu sắc hơn, nhưng cũng huyền bí, khó tiếp cận hơn.
Tôi chia tay anh sau gần hai tiếng đồng hồ trò chuyện về chuyện thơ, chuyện đời. Vẫn giọng trầm trầm, anh nói: “Cậu là người nhận được nhiều điều trong thế giới thơ tôi”. Không, không hẳn thế đâu. Tôi không giám nhận mình như thế. Thế giới thơ anh thăm thẳm. Những gì tôi cảm nhận được hôm nay cũng chỉ là một phần rất nhỏ. Tự nhiên tôi cứ hình dung, con đường vào thơ anh phải đi qua những hành lang mờ tối, thỉnh thoảng lại gặp một cánh cửa đóng kín. Và khi mở được tầng cửa này lại thêm những hành lang và cánh cửa bí ẩn khác. Mở những cánh cửa thơ Nguyễn Quang Thiều đồng nghĩa với việc người đọc cũng tự mở cửa những cõi thẳm sâu trong tiềm thức, tâm linh chính mình.
Thiên Sơn
Xin chào !
Trả lờiXóaCảm ơn bài viết hay của bạn. Điện Máy Đại Nam chuyên cung cấp máy thái thịt tươi sống và đông lạnh uy tín và chất lượng trên thị trường hiện nay.
Vui lòng tham khảo tại:
Điện Máy Đại Nam
Địa chỉ: Số 250 Phố Minh Khai,Hai Bà Trưng,HN
Điện thoại: 0986 982 710 - 0949 28 18 18
Website: http://dienmaydainam.com/may-thai-thit
máy thái thịt |máy thái thịt đông lạnh | máy thái thịt bò | máy thái thịt chín | máy thái thịt tươi sống | máy thái thịt SS-70 | máy thái thịt ES-250 | máy thái thịt ES-300 | máy thái thịt QX-250 | máy thái thịt DQ-1
Hi, this is Kathy Li. We have a translation task from English into Vietnamese. Would you please contact via email so we can discuss more?
Trả lờiXóaemail:stelladelmattino523@gmail.com