(DVT.vn) - Immortals (Chiến binh bất tử) kết hợp được một cách hài hoà những yếu tố tương phản giữa thần thánh và trần tục, hiện sinh và bản năng theo một cách riêng.
Không mấy nhà làm phim thực sự hoàn hảo với một thể loại phim nhất định nào đó, nhưng để làm một bộ phim về một thời huy hoàng thì Tarsem Singh chính là đạo diễn thích hợp nhất. Nếu với phim The Cell and The Fall, Tarsem Singh đã tự chứng tỏ mình là một chuyên gia hình ảnh bậc thầy thì với phim Immortals (Chiến binh bất tử) toàn bộ tài năng của anh đã được phát huy.
Điều thú vị là tài năng đó không chỉ giới hạn ở những hình ảnh trên phim; mà với tư cách là một đạo diễn cởi mở với học thuyết vô thần của mình, anh thực sự rất phù hợp với các phim sử thi khi kết hợp giữa yếu tố thần thánh và trần tục, hiện sinh và bản năng theo một cách thức độc đáo.
Không mấy nhà làm phim thực sự hoàn hảo với một thể loại phim nhất định nào đó, nhưng để làm một bộ phim về một thời huy hoàng thì Tarsem Singh chính là đạo diễn thích hợp nhất. Nếu với phim The Cell and The Fall, Tarsem Singh đã tự chứng tỏ mình là một chuyên gia hình ảnh bậc thầy thì với phim Immortals (Chiến binh bất tử) toàn bộ tài năng của anh đã được phát huy.
Điều thú vị là tài năng đó không chỉ giới hạn ở những hình ảnh trên phim; mà với tư cách là một đạo diễn cởi mở với học thuyết vô thần của mình, anh thực sự rất phù hợp với các phim sử thi khi kết hợp giữa yếu tố thần thánh và trần tục, hiện sinh và bản năng theo một cách thức độc đáo.
Đạo diễn Tarsem Singh.
DVT.vn xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuộc trò chuyện giữa đạo diễn phim Chiến binh bất tử (Immortals) với phóng viên Movies.
PV: Bộ phim Chiến binh bất tử (Immortals) được coi như một bộ phim thần thoại có tính đại chúng. Vậy câu chuyện trong phim đã được xây dựng kỹ lưỡng như thế nào, hay nói cách khác, cần phải được xây dựng nhiều như thế nào trước khi anh áp dụng kỹ thuật hình ảnh cho nó?
Đạo diễn Tarsem Singh: Đây chỉ là một câu chuyện hoàn toàn thông thường, điều duy nhất tôi quan tâm là những đấng siêu nhiên, giống như nếu Siêu nhân và Người dơi ở đây thì họ cũng sẽ tình cờ trở thành các thánh thần. Tôi chỉ muốn nói rằng, tôi thích sự tương tác với các thánh thần này, và quan sát xem tại sao những người không tin vào siêu nhiên hóa ra lại trở thành những người tin tưởng và ủng hộ hăng hái nhất.
Về thể loại phim hành động mà tôi ấp ủ, tôi không muốn nó đơn thuần chỉ là những cái vung tay xuống nước để rồi sóng nước tung lên hoặc ánh sáng lấp lánh phát ra từ những bàn tay đó. Hành động phải xuất phát từ bản năng, chiến đấu sống còn, cho nên tôi cần những nhân vật trẻ hơn.
Vì vậy tôi cho rằng cần thay đổi quy luật một chút. Nếu bạn là vị thần 60 hoặc 70 triệu năm tuổi mà trông bạn lại như 80 hoặc 20 tuổi, thì bạn chẳng có gì khác biệt với người thường cả. Bạn muốn sự thông thái của tuổi tác chứ không phải thứ gì khác, do đó hãy để cho các các nhân vật trẻ trung.
Cảnh trường quay phim Chiến binh bất tử.
Khi không có gì cả, kể cả những hành động và những thứ khác nữa, thì bạn sẽ ngồi xuống và nói rằng Theseus vừa gặp một quái vật 25 đầu ở đây và anh ta đã chém được 6 cái đầu rồi, còn con chim này thì sà xuống, anh tóm lấy nó, giờ đây anh cuối cùng cũng mở được cánh cửa. Do đó, ý bạn muốn diễn đạt là khó có thể mở cửa để đi vào.
PV: Làm thế nào để anh có được một bố cục chặt chẽ, tích hợp được tất cả những ý tưởng khác nhau?
Đạo diễn Tarsem Singh: Có nhiều chi tiết khá thú vị. Tôi chuẩn bị làm bộ phim theo phong cách Phục hưng, nhưng lại cần phải có điện. Vì chi phí cao, cho nên những dụng cụ mà chúng tôi lẽ ra cần bỏ đi thì lại phải giữ lại một vài thứ để dùng tiếp. Đó là lý do tại sao chúng tôi phải làm bức tường bê-tông cao một dặm mà chẳng thực sự dính dáng đến bất cứ thứ gì.
Hoặc thậm chí nếu bạn xem câu chuyện về người anh hùng Theseus, thì sẽ thấy chẳng có gì liên quan đến thần thánh cả. Nó gần giống như là câu chuyện của một người nguyên thủy với những con khủng long, và có sự khác biệt giữa con người với khủng long của hàng trăm triệu năm trong câu chuyện đó. Cho nên chúng tôi muốn giữ lại tên truyện, nhưng câu chuyện chúng tôi muốn thể hiện thì lại khác.
Sau đó lại có chuyện thú vị nữa là đến tận tám tuần trước khi bấm máy, cô cháu gái 12 tuổi của tôi có hỏi: “Ôi, chú đang làm phim về anh hùng Theseus ạ? Thế chú làm mê cung như thế nào?” Tôi đã trả lời cô bé “sẽ không có mê cung,” rồi cô bé tiếp: “Thật vậy sao? Thế người anh hùng ấy chiến đấu với Nhân ngưu (quái vật đầu bò) ở đâu ạ?” Và tôi nói với cháu rằng cũng không có nhân ngưu.
Cô bé lại hỏi: “Vậy thì đây là Theseus kiểu gì vậy?” “Hãy xem các chú có thể làm gì nhé” - tôi đi loanh quanh rồi nói: “Được rồi, cháu thấy cái gã độc ác xấu xa này đấy, gã làm tất cả những việc đê tiện của tên bạo chúa Hyperion. Hãy để cho khuôn mặt chiến binh của gã đeo một cái mặt nạ đầu bò và trở thành nhân vật Nhân ngưu”.
Tôi chưa bao giờ thích mê cung như các mẩu truyện văn học tuyệt vời đều nói đến là “một khi bạn bước vào thì bạn sẽ lạc lối.” Viết trên giấy như vậy thì được. Nhưng trong phim thì đó chỉ là cái hành lang mà bạn đi xuống, rồi đi bên trái, đi bên phải, và nó trông thực sự tẻ nhạt. Một trận chiến trong đó chẳng là gì cả.
Do đó tôi chỉ nói rằng: “Cháu có biết cây cung của Epirus ở đâu không? Người ta có thể tạo ra một mê cung dẫn tới đó, và cũng có thể làm một nghĩa địa lộn xộn. Chúng ta chỉ thêm những chi tiết này vào, và chẳng cái nào đúng như kịch bản gốc cả.”
PV: Trong phim, dường như thần thánh muốn được làm con người hơn cả con người muốn được làm thần thánh. Có phải điều đó khiến cho anh nhân cách hóa các vị thần bằng những điểm yếu của con người không?
Kellan Lutz vai nhân vật Poseidon trong phim Chiến binh bất tử.
Đạo diễn Tarsem Singh: Đối với tôi, bộ phim đã thực sự bắt đầu bằng cách khác theo nhiều hướng. Trên thực tế, tôi làm một bộ phim về thần thánh bởi vì sau khi trở thành người theo thuyết vô thần từ lúc 9 tuổi và hay quấy phá mẹ tôi thì bất cứ khi nào tôi có thể dừng lại thì mẹ tôi lại nói một câu khiến tôi phải nghĩ đến bộ phim này.
Cách đây khoảng ba năm, mẹ tôi đã nói một câu kiểu như: “Con nghĩ thế nào khi con trở nên thành công như hiện nay nếu không nhờ lời cầu nguyện của mẹ?” Và tôi chợt nghĩ rằng nhất định sẽ phải có một bộ phim. Giả sử một người đàn ông chết đi và linh hồn bay lên trời, Chúa Trời đến bên và nói: “Đồ chó, ta chuẩn bị giết ngươi và không cho ngươi bất cứ thành công nào, nhưng vì những lời cầu nguyện của người phụ nữ này ta phải cho ngươi mọi thứ.”
Bởi thế, sau đó tôi quyết định phải làm bộ phim đấy - một người không có tín ngưỡng giống như một kẻ tỉnh rượu hoặc một người lại được hồi sinh, bởi vì người đàn ông này tìm thấy bằng chứng rõ ràng về thần thánh. Nhưng vấn đề của tôi là, nếu họ là thần thánh thì vì lẽ gì mà họ lại không ra tay cứu giúp những cảnh thống khổ của loài người đang diễn ra từ trước tới nay?
Vì thế, khi bắt đầu tìm kiếm những lý giải trên, tôi nhận ra rằng không nên nhân cách hóa thần thánh; các vị thần muốn can thiệp để cứu giúp, nhưng nếu họ làm vậy, nếu họ xuất hiện và nói rằng chúng tôi đã đến đây, thì bản chất thực sẽ không bao giờ hé lộ. Chúng ta sẽ không bao giờ có thể làm những điều tồi tệ trong đời tư của mình nếu bạn biết có một vị thần luôn luôn dõi theo bạn.
Cho nên bạn phải tiếp tục bằng niềm tin, chứ không phải bằng chứng cứ chỉ để mang lại đặc ân cho loài người, các bậc thánh thần phải đặt điều này lên trên hết. Khi đã xác định điều đó, tôi bắt đầu tìm thấy trở lực, tôi bắt đầu tìm thấy câu chuyện về thần thánh, các vị thần nói với tôi: “Này, những kẻ xấu đang thắng thế đấy! Tại sao chúng ta lại không can thiệp vào việc này nhỉ?”
Và một quy luật mới mà tôi cố đưa vào như người thay đổi trò chơi là nếu như có một khẩu súng ba-zô-ca ở thời Trung đại. Bên này sẽ chỉ tiêu diệt bên kia - điều đó sẽ thay đổi toàn bộ cục diện. Do đó, các bậc thánh thần không muốn điều đó xảy ra; thậm chí nếu bên ác thắng cũng có thể chấp nhận được.
Tuy nhiên, nếu một bên tình cờ tìm ra được khẩu ba-zô-ca, chính là cây cung trong trường hợp này, bị bỏ lại từ trận chiến trước, thì khi điều đó xảy ra, trò chơi hầu như đã được phân định. Đặc biệt là khi những người khổng lồ được giải thoát, họ là hiện thân của Chúa, những người đã từng bị xua đuổi. Theo nguyên bản, họ sẽ đấu tranh cho lý tưởng tự do của con người, còn những người này thì không. Tôi quyết định thế là đủ - đó là người thay đổi cuộc chơi, và đó là lý do tại sao họ can thiệp.
Cảnh phim Chiến binh bất tử.
PV: Anh có nhận thấy chủ đề trong phim là việc khai thác trực tiếp tín ngưỡng của chính mình không?
Đạo diễn Tarsem Singh: Không, không hẳn là như vậy. Tôi nghĩ rằng ở đó không có chỗ cho lòng bác ái. Nếu có một thế giới như vậy, thì chúng ta có ý nghĩa đối với họ còn ít hơn cả loài kiến có ý nghĩa đối với chúng ta.
Về phần mình, tôi không có tín ngưỡng chút nào cả, tín ngưỡng ở đây được hiểu là niềm tin không có bằng chứng, và đấy là lý do tại sao tôi nghĩ cuối cùng thật sự là chán nản bởi vì lý do duy nhất Theseus tin không phải vì anh có tín ngưỡng, mà vì anh thấy những kẻ xấu xa.
Nhưng cuối cùng, không còn ai trên thế giới tồn tại để thấy được các vị thần thánh, cho nên thế giới có thể diễn ra như nó vốn thế. Đó cũng là lý do tại sao tôi muốn các vị thánh thần phải chết, nhưng con người thì lại không muốn thế! Họ muốn các vị thần thánh phải tồn tại đến hết bộ phim.
Bởi vậy hãy để thần thánh sống trong ngôi lầu nhỏ của mình. Liệu tôi có thể nói đó là một kinh nghiệm cá nhân không? Tôi không thực sự nghĩ thế. Tôi chỉ kể về điều đã tạo cảm hứng cho tôi, và cuối cùng, tất cả những gì tôi đã làm là cố gắng khẳng định tâm huyết của mình dành cho bộ phim.
Tuệ Linh
Theo Movies
Theo Movies
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét